Xy lanh khí nén hay còn gọi là ben khí nén, là dạng piston khí nén, dạng cơ cấu chấp hành
Xy lanh khí nén được truyền động, nhờ qua bộ điều khiển như van gạt tay (van cơ khí nén) hay van khí nén điện từ
Nguồn cấp để điều khiển cho xi lanh khí nén là Máy nén khí, tùy vào công việc, quy mô của xưởng, của nhà máy, ta chọn máy nén khí cho phù hợp như máy nén khí piston 2 đầu, 3 đầu hay công suất lớn là
máy nén khí trục vít
Sơ đồ của hệ thống Khí nén sơ bộ như sau:
1 Từ máy nén khí - (bình chứa khí nén) đi qua bộ lọc khí nén - (gồm bộ lọc khí nén thô, và bộ khí nen Tinh) : vì trong không khí, khí nén có hơi nước, do vậy trước khí cho khí nén cấp vào hệ thống cần có bộ lọc khí nén để đảm bảo khí nén được lọc sạch. Trường hợp trong khí nén có lẫn dầu thì ta phải lắp thêm bộ lọc tách dầu (được dùng nhiều trong nganh sơn).
2. Từ bộ lọc khí nén nguồn cho ra các bộ lọc nhánh (nếu ta chia nhiều nhánh), từ đây ta cho cấp ra các bộ điều khiển khí nén, như Công tắc hành trình khí nén, bàn đạp chân khí nén, van gạt tay khí nén, van điện từ khí nén. ► XI LANH KHÍ NÉN ....
Các thông số cơ bản nhất khi ta chọn xy lanh khí nén:
Đầu tiên ta phải xác định được là: ta cần lực đẩy của xy lanh khí nén, piston khí nén là bao nhiêu kgf/cm2, để ta chọn được đường kính tiết diện cho xy lanh khí nén cho phù hợp (đường kính piston - đường kính nòng xy lanh)
Sau đó , ta phải xác định được hành trình tịnh tiến của xy lanh (là điểm đầu tiên khi xy lanh khí nén tụt hết ty xy lanh đến điểm cuối cùng khi ty xy lanh được kéo hết ra (đó chính là hành trình của xy lanh - hành trình tịnh tiến từ điểm đầu đến điểm cuối của ty xy lanh)